Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CA TRƯỞNG HAY ĐOÀN TRƯỞNG?

                               CA TRƯỞNG HAY ĐOÀN TRƯỞNG?

Khoảng thế kỷ VI đời nhà Lý, Lý Nam Đế, có một thủy đội quân thuộc binh chủng hải quân lúc bấy giờ, để đối phó với giặc ngoại xâm đi trên những chiến thuyền lớn xâm phạm lãnh thổ nước ta, vị chỉ huy thủy đội quân nảy ra chiến thuật tác chiến nhỏ lẻ, tựa chiến thuật “Tiqui-Taca” trong môn bóng đá hiện đại chuyên dùng những miếng nhỏ lẻ thêu hoa dệt gấm rất hiệu quả; chiến thuật này chia thủy đội quân ra từng nhóm 2 người, mỗi nhóm đi trên một chiếc xuồng (thuyền) độc mộc (xuồng nhỏ nhất chế tác từ duy 1 thân cây gỗ nhẹ, móc hết ruột) vừa nhỏ vừa ngắn gọn có khả năng xoay chuyển cực kỳ linh hoạt; trên xuồng, người thứ nhất đóng vai chính, phải là người to khỏe vàcó tài “thập bát ban võ nghệ”, ngồi đằng mũi, chuyên tác chiến bằng đao,thương, có khi là lao, hoặc cung tên… người thứ hai đóng vai phụ ngồi đằng lái chuyên đọc nhanh đoán đúng ý đồ của người thứ nhất để điều khiển xuồng tácchiến thật hiệu quả; hai quân binh trên một chiếc xuồng độc mộc hợp đồng tácchiến rất nhuần nhị ăn ý. Với chiến thuật nhỏ lẻ ấy, các chiến thuyền lớn của địch như những con ong bầu kềnh càng xê qua xích lại để rồi trong phút chốc bị vây chặt như con ong bầu bị đàn “kiến lửa” vây kín tứ phía đến không sao làm gì được… Vậy rồi, chỉ một loáng, quân ta đã tràn lên và làm chủ hết các chiến thuyền…  

Đọc mẫu chuyện trên, ta thấy nổi bật 2 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất: Trong lãnh vực quân sự có những việc chỉ cần duy nhất một bộ phận như chiến đấu trên bộ; có những việc cần đến 2 bộ phận như chiến đấu dưới nước... Trong các lãnh vực khác cũng vậy, nhưng quan trọng hơnl à biết tùy cơ ứng biến giống như vị chỉ huy thủy đội quân kia thông minh và đại tài trong phép điều binh khiển tướng, để có một kết cục tốt đẹp mỹ mãn.
Vấn đề thứ hai: Nhưng ở bất kỳ công việc nào, khi đã dùngđến 2 bộ phận, thì phải biết bộ phận nào giữ vai chính: tiến hành công việc, bộphận nào giữ vai phụ: hỗ trợ cho vai chính. Không thể để cả 2 đều vai chính,không thể để mập mờ thiếu phân định, càng không thể phân định nhầm vai lộn việc.Cả 3 trường hợp ấy đều sai lầm đưa đến nhiều hậu quả tai hại. Vậy phải biết phân vai chính, phụ và phân vai chính phụ đúng người đúng việc.

Việc gì chỉ cần một, việc gì cần đến hai bộ phận?
Nhận định việc gì cần một và việc gì cần hai bộ phận rất dễ. Cứ đọc lại câu chuyện trên, ta rút ra ngay nhận định:
-    Công việc đơn: tức công việc mà một người hay một bộ phận có khả năng quán xuyến và làm chủ toàn bộ quy trình lẫn làm chủ mọi phương tiện, ví dụ lính đánh bộ, thầy thuốc, biểu diễn nghệ thuật như cầm thủ, ca sĩ, ca đoàn, nghệ sĩ múa, họa sĩ…
-    Công việc kép: tức công việc một ngườihay một bộ phận không có khả năng làm chủ toàn bộ quy trình lẫn làm chủ mọi phương tiện, nhưng bắt buộc phải có người hay bộ phận hỗ trợ (cùng làm một côngviệc, không phải một chủ thể và một đối tượng) ví dụ lính thủy (người tác chiếnphải có người lo phương tiện di chuyển), vẽ chân dung truyền thần (họa sĩ phảicó người mẫu), sinh sản (giống cái phải có giống đực), báo chí (nhà báo phải cónhà in), hôn nhân (phải có phu thê), cày bừa (nông dân phải có con trâu con bò hay máy cày)…   
Đừng lầm công việc kép tự bản chất với công việc kép do người tổ chức muốn làm cho ra kép, vì thời nay, từ khi có lý thuyết “Quản lýtheo khoa học” (còn được gọi là chủ nghĩa Taylor do Frederick Taylor 1856-1915 sáng lập: Taylorisme) người ta chia nhỏ mọi công việc ra cho nhiều bộ phận phụ trách thày dây chuyền sản xuất để chuyên môn hóa, để tạo hiệu quả cao kết thúc nhanh, để cạnh tranh nhau, để tạo độ tinh xảo cao nhất hay để tạo nhiều việclàm (job) trong xã hội…

Phân vaichính, phụ để làm gì?
Khi công việc kép tự bản chất, nó sẽ biết phân ai vai chính ai vai phụ, ví dụ lính thủy thì người chèo xuồng đóng vai phụ, vẽ chân dung truyền thần thì người mẫu đóng vai phụ, sinh sản con cái thì giống đực đóng phụ (xét theo hành động), hôn nhân thì ở việc này vợ phụ, ở việc khác chồng phụ, cày bừa thì con trâu con bò hay máy cày đóng phụ v.v… Khi công việc kép do người tổ chức bày ra nhiều công đoạn thì sự phân định vai chính, vai phụ càng dễ hơn. 

Phân chính, phụ như thế nào mới đúng?
Những ai nắm vai trò quyết định nhiều hơn người đó là vai chính; những ai nắm vai trò quyết định ít hơn hoặc chỉ nắm vai trò hỗ trợ, phương tiện… người đó là vai phụ.
Theo quan niệm trên, ta bước vào lãnh vực ca hát trongnhà thờ, ở đó có một bộ phận gọi là ca đoàn. Ca đoàn là nhóm ca viên (ca viên là những người giỏi ca hát hơn người khác) đàn hát khi cử hành phụng vụ . Ca đoàn do một ca trưởng (người chỉ huy có đức, có tài, có khiếu, lại được đào luyện kỹ lưỡng để trở thành người có trình độ chuyên môn về thánh nhạc và phụng vụ, có tài lãnh đạo, có nhân cách xứng hợp) điều khiển. Công việc của ca trưởng là công việc đơn, tức công việc chuyên môn (những việc đơn dể đi đến chuyên môn,ví dụ bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sĩ…). Bằng chứng xưa nay rất nhiều ca đoàn trong toàn quốc Việt Nam chỉ do “một” ca trưởng là đủ.Toàn quốc có hơn 3.200 giáo xứ (không kể giáo họ, họ lẻ… chưa có linh mục), mỗi giáo xứ có từ 1 hoặc 2 thậm chí có giáo xứ có đến 7 hoặc 8 ca đoàn thì có bằng ấy ca trưởng… bình quân mà nói thì mỗi giáo xứ có 2 ca trưởng, vị chi cả nước sẽ có không dưới 6.000 ca trưởng đang hoạt động tại các nhà thờ giáo xứ (khôngtính các nhà nguyện tu viện, trung tâm…); trong những lần NGÀY CA TRƯỞNG ( lễthánh nữ Cêcilia 22 tháng 11) diễn ra tại nhà thờ Tân Sa Châu, người ta mời các ca trưởng trong cả nước, không ai nhắc đến đoàn trưởng bao giờ, bởi vì chức danh đoàn trưởng không phổ biến. Trong cơ cấu tổ chức Hội thánh Công giáo, chức danh ca trưởng còn lu mờ huống hồ chức danh đoàn trưởng… vì thực sự chức danh đoàn trưởng tự nó không nghe ra mối dây liên hệ gì đến âm nhạc, cụ thể là công việc ca hát, lại ca hát trong phụng vụ, một công việc khá chuyên môn. Nói tóm,việc điều khiển ca đoàn chỉ duy ca trưởng là đủ, vì đó là công việc đơn, người làm công việc đơn này không do bầu bán, mà phải do tài năng và được huấn luyện lâu dài quyết định nên. Như vậy ngoài chức danh ca trưởng, trong ca đoàn còn lại là ca viên, hoàn toàn không có chức danh nào khác như đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ v.v…
Nói như vậy không có ý phủ nhận, bài bác và cho rằng không thể hoặc không nên đặt ra chức danh đoàn trưởng, nhưng chỉ để phân định vai chính, vai phụ trong việc điều hành một ca đoàn, vì như đã nói, ngày nay người ta chia nhỏ một công việc đơn thành công việc kép hay thành nhiều công việc kép, ví dụ những ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước đặt thêm nhiều công việc khác như ông bầu, nhà quản lý, nhà tạo mẫu… để việc ca hát thêm thuận lợi.
Do đó nhiều ca đoàn đã lập ra chức danh đoàn trưởng và cókhi đặt ra cả một ban gọi là ban Điều hành gồm có đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ… Không cần nói đâu xa, chính ca đoàn Thánh Thi, một ca đoàn “phi giáo xứ” do nhạc sĩ NK và linh mục nhạc sĩ Ân Đức đứng ra thành lập chuyên hátThánh ca Phụng vụ, ngoài 2 ca trưởng (một ca trưởng ca đoàn và một ca trưởng cộng đoàn) còn có Ban Điều hành gồm đoàn trưởng, đoàn phó và thư ký do nhu cầu bắtbuộc, nhu cầu đó: 1/ Do biên chế ca đoàn rất đặc biệt gồm 4 soloists, 3 duets,3 ca viên thường và 3 nhạc công. 2/ Các thành viên ở cách nhau rất xa về phươngdiện địa lý. 3/ Vài ba tháng hát một lần, mỗi lần hát được tổ chức công phu và tỉ mỉ với một lượng khách mời đích danh. 5/ Hát có thu hình và phổ biến lên các trang mạng… Do đó, cần có ban Điều hành để gánh nhiều công việc lớn nhỏ… và không vì nhu cầu mà ban Điều hành lấn sân, trái lại vị đoàn trưởng thật sáng suốt và nhạy bén, biết mình phải làm gì và chỉ làm gì… khiến mọi người mọi việc đâu vào đó cách minh bạch, khéo léo và hợp lý đến 2 ca trưởng đều rất hài lòng.Suy ra các ca đoàn thành lập thêm ban Điều hành với chức vụ đoàn trưởng có thể vì những lý do sau:
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng vềmặt tổ chức nhân sự, tổ chức sinh hoạt, tổ chức hình thức, tổ chức giao tế… đứnghẳn bên ngoài việc ca hát.
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng rảnhtay để lo những phần vụ chuyên môn.
-    Cần có đoàn trưởng để giúp ca trưởng khi ca trưởng không có điều kiện gần gũi với ca đoàn (do lớn tuổi, do hoàn cảnhkhó khắn, do bận nhiều việc riêng tư, do bận lo nhiều ca đoàn một lúc v.v…).
-    V.v…
Tới đây ai cũng có thể phân định vai chính vai phụ giữa ca trưởng và đoàn trưởng, đại khái như sau:
- Ca trưởng đóng vai chính: Vì mục đích, bản chất và hoạtđộng của ca đoàn là ca hát trong phụng vụ.
- Đoàn trưởng cùng với ban Điều hành đóng vai phụ: Vì để làm tròn trách nhiệm trên, ca đoàn phải được tổ chức cho quy củ và cảm thấy cần thì có thêm nếp sinh hoạt riêng để được khích lệ... miễn là ca trưởng thấy cần và đồng ý có thêm đoàn trưởng và ban Điều hành.
Vì đoàn trưởng và ban Điều hành chỉ là bộ phận hỗ trợ,hoàn toàn không sinh ra do bản chất, cho nên cần đứng đúng vị trí, làm đúng vai trò và hoạt động đúng  khuôn viên công việc hỗ trợ mà không gây xáo trộn, lấn quyền ca trưởng, vượt giới hạn cho phép. Khi không còn giúp ích cho ca trưởng, phải tự động giải tán kẻo sinh ra ca đoàn nặng chịch một cơ chế quan liêu gây phiền hà cho cả ca trưởng và làm rối tinh lên mọi việc chính yếu là ca hát với cộng đoàn.

Người viết từng là nạn nhân.
Câu chuyện dưới đây là thật 100%, nhưng xin kể ít đi, giảm nhẹ đi, giấu tên nhân vật và giữ sự hòa hoãn trong yêu thương.
Người viết lập một dàn nhạcbán giao hưởng Công giáo (semi-classic) vào thập niên 1980 và tự làm nhạc trưởng lẫn sáng tác và phối khí không cần thêm ai giúp đỡ, lý do: khó tìm được người vừa có trình độ chuyên môn vừa có chung một chí hướng. Dàn nhạc “sống tốt”;cho dù chỉ có hơn 20 nhạc công và cho dù biên chế bán giao hưởng là khoáng đạt,nhưng tất cả đều nằm trong biên chế mô phỏng dàn nhạc classic rõ rệt, lại trung bình mỗi tuần tập 1 lần, mỗi lần tập đều có tác phẩm mới.
Bỗng có linh mục Y. mời dàn nhạc về “thường trú” tại cơ sở của ngài kèm theo lời đề nghị cho ông cụ thân sinh của ngài là cụ X. được vào dàn nhạc để “an ủi tuổi già” vì ông cụ rất mê nhạc; vì cụ X. không biết chơi bất kỳ nhạc cụ nào nên cụ tự nhận mình là cha đỡ đầu của dàn nhạc. Đúng là cần một người đỡ đầu, vì dàn nhạc nào cũng cần tài chính ngang với cần tác phẩm mới.
Tuy nhiên sự sai lầm củangười viết bắt đầu từ chỗ đó; bắt đầu từ hôm ấy người viết phải lãnh chịu quá nhiều hậu quả xấu. Những hậu quả xấu ấu hoàn toàn co cụ X. ngày càng đi xa,vượt khỏi vai phụ để bước lên vai chính, khuynh đảo cả dàn nhạc và đè bẹp và bóp nát nhạc trưởng bằng rất nhiều động thái không thể kể hết, chi xin lược qua vài việc:
- Cụ X. tự động lập ra ban Điều hành –gồm những người ngoài- để điều khiển, kiểm soát nhạc trưởng.
-    CụX. tự tuyển thêm nhạc trưởng và nhạc công vào dàn nhạc không theo tiêu chuẩn nghệ thuật cũng không cần ý kiến của nhạc trưởng.
-    CụX. sửa đổi đường hướng, tôn chỉ và rắp ranh đổi tên dàn nhạc.
-    CụX. lấy danh nghĩa “ông cố” tự đi “tiếp thị-xin đám” cho dàn nhạc biểu diễn gây phiền hà.
-    CụX. tự in ấn và tặng bừa bãi mọi ấn phẩm thô thiển, mọi danh thiếp, áp-phích…lấy danh dàn nhạc.
-    CụX. mua chuộc hết mọi thành viên trong dàn nhạc và cuối cùng, người viết phải ngậm ngùi ra khỏi dàn nhạc bằng một đòn thế rất hiểm độc.

Kết luận:

Có thể đang có nhiều ca đoàn đang bị “mệt” và ca trưởng đang bị “mỏi” vì ban Điều hành, vậy nên:
¬ Nếu không thật cần thiết và nếu không vì ý muốn khó cưỡng của cha sở, đừng lập ban Điều hành.
¬ Nếu đã có ban Điều hành thì ban Điềuhành nên đóng vai phụ: hỗ trợ ca trưởng và ca đoàn, vì bản chất ca đoàn là hát phụng vụ, không phải là hội đoàn, đoàn thể, giới… hoặc ca đoàn được thành lập không vì mục đích sinh hoạt giới trẻ…
¬ Ca trưởng phải là người có tiếng nói trên và cuối cùng vì bản chất và nhu cầu của ca đoàn cần như vậy.
Nguyên Nguyên  

1 nhận xét:

  1. Bài phân tích rất chính xác. Con cũng đang là một nạn nhân của những toan tính mang tên mỹ miều "việc đạo đức". Đoàn trưởng tự nhận mình là "người Chúa chọn" và coi ca trưởng là "tay phải tay trái của mình". Hết nhiệm kỳ dùng đủ mọi mánh khóe để tại vị, mặc dù không biết ca hát, không biết ngoại giao hay tìm kiếm ca viên mới. Không biết nghe lời góp ý mặc dù đó là ý kiến số đông ca viên. Họ chỉ được lòng cha xứ và chánh trương, đáng tiếc rằng cha và chánh trương nghe 1 chiều nên cho họ đắc cử không qua bầu bán. Sau khi được cha đồng ý, họ đã đuổi ca trưởng chỉ vì ca trưởng khuyên họ đừng tái cử.

    Trả lờiXóa

ÊM ĐỀM TRIỀN MIÊN